Có lẽ các webmaster không ai là không biết đến CloudFlare – dịch vụ DNS miễn phí nên dùng rất nổi tiếng trên thế giới
Chức năng chính mà CloudFlare cung cấp khi sử dụng
– DNS : phần lớn mọi người sử dụng chức năng này là chính vì hoàn toàn tự động, đảm bảo thời gian lookup nhanh khi truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Hơn nữa, tốc độ cập nhật DNS ở đây gần như là ngay lập tức.
Ngoài ra, còn có các chức năng
– CDN ( Content Delivery Network – tạm dịch thôi nhé: mạng phân phối nội dung )
– Tường lửa hạn chế DDoS + Spam, SSL, Forward Domain…
– Mỗi cuối tháng, Cloudflare sẽ gửi 1 email đến email mà bạn đăng ký một bảng thống kê chi tiết: băng thông đã sử dụng, mối nguy hiểm đã được chặn, quốc gia nào đã truy cập vào web của bạn,…
– Bạn có thể thêm nhiều site vào trong một account
– Và tất nhiên là cái sướng nhất là hoàn toàn miễn phí. He he.
…. và nhiều chức năng khác nữa nhé.
Mà thôi quảng cáo vậy đủ rồi, bây giờ dzô xây dựng giàn giáo bắt đầu sử dụng
Nội dung bài viết
- 1. Đăng ký tài khoản CloudFlare
- 2. Thêm Website vào CloudFlare
- A. Add site
- B. Lựa chọn Plan
- C. Trỏ NS (Name Server) về CloudFlare
- 3. Quản lý DNS ( thêm, xóa, sửa bản ghi )
- 4. Kích hoạt chức năng Page Rules: URL Forwarding – Redirect domain
- 5. Kích hoạt chức năng Crypto – Chứng chỉ SSL miễn phí
- 6. Một số vấn đề khi sử dụng CloudFlare ( sẽ cập nhật thêm )
- 7. Tự động đổi record DNS khi dùng Cloudflare
1. Đăng ký tài khoản CloudFlare
– Đầu tiên bạn truy cập vào CloudFlare, click Sign up now nhé!
– Nhập thông tin đăng ký vào mục Email, Password và bấm vào Create Account là xong.
– Xong phần đăng ký, bạn Login vào để bắt đầu sử dụng nhé.
2. Thêm Website vào CloudFlare
A. Add site
– Click vào Add Site để thêm website mới vào hệ thống CloudFlare.
– Nhập tên miền và click vào Add Site
– Bạn có thể thêm nhiều tên miền, mỗi tên miền cách nhau bởi dấu phẩy (,) nhé.
– Bạn đợi một chút ( khoảng 2, 3 phút ) để CloudFlare quét toàn bộ các bản ghi liên quan đến tên miền bạn vừa thêm vào. Khi quét xong, CloudFlare sẽ tự động add toàn bộ vào trong hệ thống, bạn không cần tốn thời gian để chuyển các bản ghi DNS cũ sang nữa.
– Sau đó, để chắc ăn bạn kiểm tra lại toàn bộ bản ghi lần nữa. Có trường hợp sẽ không quét ra bản ghi nào cả nếu domain bạn đăng ký ở các nhà cung cấp mà trong hệ thống CloudFlare không có hoặc tên miền bạn vừa đăng ký xong. Lúc đó phải tự thêm vào, cũng đơn giản và nhanh thôi.
– Tiếp theo, nhấn nút Continue Setup để tiếp tục.
B. Lựa chọn Plan
– CloudFlare có nhiều plan cho bạn lựa chọn với các chức năng pro hơn, tuy nhiên mình chỉ cần dùng Free Plan là được rồi. Bạn nào cần cao hơn thì đăng ký plan có phí nhé.
– Chọn Free Website rồi nhấn Continue. Rồi bạn chờ một chút.
C. Trỏ NS (Name Server) về CloudFlare
– Bạn đăng nhập vào trang quản trị của Domain, trỏ Nameservers về cặp Nameservers mà ClaudFlare cung cấp
Và bấm vào Continue và đợi một lúc chờ tên miền cập nhật Nameservers xong, CloudFlare sẽ tự động gửi một email thông báo hoàn thành vào email bạn đã đăng ký. Bạn kiểm tra lại hệ thống nếu domain xuất hiện trong hệ thống với Status là Active là OK. Đến đây website của bạn có thể hoạt động được rồi.
Chú ý: Nếu domain của bạn đăng ký ở nước ngoài ở các NCC nổi tiếng như Godaddy, Name, Namecheap, Namesilo,… thì chỉ cần 1 phút là NS đã được cập nhật. Còn đăng ký domain ở trong nước thì từ 1h đến 24h sau mới được nhé.
Đến đây, về cơ bản website của bạn đã có thể hoạt động rồi đó.
3. Quản lý DNS ( thêm, xóa, sửa bản ghi )
– Khi đã thông qua CloudFlare để quản lý domain của bạn thì bạn không cần phải truy cập quá nhiều vào trang quản lý domain – tránh những trường hợp rủi ro xảy ra.
– Giao diện sử dụng của CloudFlare rất trực quan, bạn có thể thay đổi, thêm xóa, sửa,… các bản ghi rất nhanh chóng.
– Để quản lý DNS, bạn đăng nhập vào trang quản lý CloudFlare chọn mục DNS
Và 2 biểu tượng On CloudFlare và Off CloudFlare bạn cần chú ý – đây là chức năng ẩn IP thật server/hosting bạn đang dùng
– On CloudFlare (bật CloudFlare): kích hoạt các chức năng miễn phí của CloudFlare như CDN, ẩn IP gốc, Firewall chống DDoS…
– Off CloudFlare (tắt CloudFlare): tắt toàn bộ chức năng của CloudFlare. Lúc này chỉ có chức năng làm DNS.
– Nếu bạn muốn thêm bản ghi hoặc thêm subdomain, bạn chỉ cần tạo bản ghi A (hoặc MX, CNAME, MX,…) với Name là bản ghi hoặc subdomain cần tạo và IPv4 nhập vào địa chỉ IP muốn trỏ đến rồi click Add Record là xong. Nhớ biểu tượng đám mây, nếu cần thì bật lên không thì chuyển sang màu xám để tắt đi nhé.
4. Kích hoạt chức năng Page Rules: URL Forwarding – Redirect domain
– Các dịch vụ nâng cao như: Firewall, CDN (trong phần Caching), Free SSL (trong phần Crypto), Minify (trong phần Speed), URL Forwarding (trong phần Page Rules)…
– Như mình đã giới thiệu ở trên, khi bạn bật đám mây màu vàng lên On CloudFlare (bật CloudFlare) thì toàn bộ các dịch vụ kèm theo trên sẽ được kích hoạt.
Hôm nay, mình xin được giới thiệu qua chức năng Page Rules: URL Forwarding – Redirect domain
Page Rules có chức năng tạo link redirect của CloudFlare. Mỗi tên miền, CloudFlare ở Plan Free cho phép được tạo tối đa 3 rule free.
– Ở đây mình sẽ cho redirect domain chiasesuutam.blog sang chiasesuutam.com mà chỉ dùng đến name server của CloudFlare thôi.
+ Trước hết, bạn tạo DNS cần thiết và quan trọng phải kích hoạt đám mây ở trạng thái On CloudFlare, bao gồm 1 record A và 1 record CNAME www ( gõ domain bạn muốn trỏ về ) theo như bên dưới.
+ Chú ý: bạn có thể thêm vào rồi mới bật đám mây màu vàng lên cũng được nhé. IP thì bạn gõ IP tên miền của website bạn sẽ redirect đến nhé.
– Tiếp theo, click vào biểu tượng Page Rules ở trên menu, chọn Create Page Rule
và điền thông tin tương tự như hình bên dưới
Theo như thiết lập ở trên thì không chỉ redirect trang chủ mà redirect luôn trang con. Cụ thể ở đây là http://chiasesuutam.blog/abc sẽ tự động chuyển tiếp sang https://chiasesuutam.com/abc
Sau đó, bạn chọn Save and Deploy để lưu lại.
Và tương tự, bạn tạo thêm một Page Rule nữa với link www.chiasesuutam.blog. Sau khi tạo xong thì có dạng như hình dưới
Đến đây, bạn đã hoàn thành 98% rồi đó, và ngồi đợi CloudFlare cập nhật lại hệ thống là bạn có thể hưởng thành quả rồi nhé.
5. Kích hoạt chức năng Crypto – Chứng chỉ SSL miễn phí
Trong các chức năng miễn phí của gói Free Website, CloudFlare có cho sử dụng dịch vụ SSL miễn phí. Cách cài đặt, mình sẽ xin phép được hướng dẫn theo như bên dưới.
– Hiện tại, ở CloudFlare có các loại chứng chỉ (Certificate ):
+ Flexible: SSL miễn phí ( ở chức năng này thì dữ liệu gửi từ CloudFlare về máy chủ sẽ không được mã hóa và không cần cài chứng chỉ SSL trên server). Các loại website đều dùng được. Bạn nào chưa có kinh nghiệm về sử dụng SSL thì nên chọn mục này nhé.
+ Full: chọn mục này thì khi dữ liệu từ CloudFlare gửi về máy chủ sẽ được mã hóa, và bạn phải có một chứng chỉ SSL được cài đặt trước trên server. Có thể sử dụng chứng chỉ tự ký, hoặc tạo chứng chỉ của CloudFlare.
+ Full (strict): cũng dạng như Full. Ở mục này, CloudFlare sẽ yêu cầu xác thực chứng chỉ này, do đó chứng chỉ của bạn phải mua hoặc có thể sử dụng Let’s Encrypt.
Hôm nay, mình xin phép được hướng dẫn các bạn xây dựng giàn giáo cho chức năng sử dụng SSL theo mục Flexible sử dụng SSL Free. He he vì mình chỉ mới sử dụng chức năng này thôi.
Nào, dzô…
1. Trước hết, bạn kích hoạt chức năng CloudFlare ở trạng thái On như hình bên dưới
Chú ý: bạn muốn phần nào sử dụng SSL thì nhớ kích hoạt đám mây màu vàng ở trang thái On nhé.
2. Tiếp theo, bạn vào mục Crypto trên menu và chọn tiếp Flexible như hình bên dưới
Đến đây là xong rồi. Bạn chỉ cần ngồi đợi một chút để hệ thống cập nhật lại là bạn có thể hưởng thành quả dùng SSL của CloudFlare rồi đó.
3. Một số vấn đề khi dùng SSL của CloudFlare
+ Mới dùng sẽ xảy ra tình trạng bể giao diện trang web, không dùng được dạng https, không hiển thị thanh địa chỉ màu xanh,… và nguyên nhân là do mới sử dụng nên chưa cập nhật được hết đường dẫn từ http sang https.
+ Bạn nên sử dụng plugins Really Simple SSL (WordPress) để tự động cập nhật lại toàn bộ link.
+ Xóa cache trình duyệt
6. Một số vấn đề khi sử dụng CloudFlare ( sẽ cập nhật thêm )
1. Một lời khuyên thực tế khi mình dùng dịch vụ CloudFlare là: vì CloudFlare cho phép add không giới hạn site trên một account, nên nếu bạn chỉ dùng một account để quản lí toàn bộ các site của bạn thì bạn nên kết hợp với chức năng xác thực mã xác nhận bằng điện thoại nữa để tăng bảo mật cho tài khoản bạn. Bạn có thể dùng phần mềm Authenticator trên Iphone hoặc Android. Nếu không, lỡ bạn mất mật khẩu tài khoản CloudFlare thì hơi phiền đó.
2. Nếu thật sự không cần thiết thì bạn không nên bật đám mây màu vàng lên nhé.
+ Bật lên sẽ website của bạn sẽ chậm hơn chút.
+ Khi bạn nghi ngờ website của mình bị tấn công thì có thể bật lên để hạn chế tấn công ( xin nhắc lại là chỉ hạn chế phần nào thôi nhé, chứ đừng nghĩ là sẽ chặn hoàn toàn nhé )
+ Với trình độ của các hacker bây giờ thì đã tấn công thì sẽ tấn công vào IP gốc của máy chủ (gọi là đánh rắn là đánh ngay ở đầu) và các máy con cũng chết theo. Nên có bật lên cũng chết như thường.
+ Những trường hợp Blogspot không truy cập được, bạn bật On CloudFlare thì truy cập được.
3. Về vấn đề SSL của CloudFlare,
+ Nếu có điều kiện thì bạn nên dùng SSL của Comodo hoặc của Namecheap, còn không thì nên sử dụng SSL free của Let’s Encrypt.
+ Chỉ dùng SSL của ClaudFlare nếu bạn thật sự am hiểu, nếu không thì không nên dùng vì theo đánh giá của các webmaster thì SSL của ClaudFlare giai đoạn đầu dùng khá ổn định nhưng một thời gian sau sẽ xảy ra nhiều sự cố và bạn sẽ phải bực mình đấy, nhất là khi bạn đổi VPS hoặc Hosting.
+ Ngoài ra, SSL Cloudflare có thể không hoạt động trên các hệ điều hành cũ ( Windows XP ), nếu bạn dùng Firefox có thể khắc phục được phần nào. Đó là ý kiến riêng của mình.
4. Bị down site vì quá nhiều lượt truy cập, lỗi 512 – do CloudFlare đóng vai trò DNS trung gian nên khi có quá nhiều lượt truy cập hoặc bị DDOS dẫn đến bị treo và site của bạn tạm thời dừng hoạt động. Bị dạng như hình bên dưới
5. Khi sử dụng chức năng tăng tốc tối đa ( Speed ) cho WordPress, bạn hãy vào thẻ Speed và bật các tính năng như hình
nếu bị lỗi giao diện khi sử dụng tính năng nén CSS, JS, HTML thì bạn chỉ cần vào tắt tính năng này là ok.
6. Khi bạn muốn sửa nội dung file CSS hay Javascript, nên kích hoạt chế độ Development Mode ở tab OverView lên, thiết lập như hình
chức năng này sẽ không lưu cache các file tĩnh, khi bạn thay đổi mới thấy sự thay đổi nếu không nó cứ trơ trơ ra đó (xem thêm ở mục 7). Chế độ này sẽ tự động bỏ đi sau 3 giờ.
7. Khi sử dụng CloudFlare sẽ xảy ra trường hợp Nội dung trang web bị caching quá lâu, dẫn đến trường hợp bạn thay đổi nội dung và khi refresh ( F5 ) thì nội dung cũ vẫn trơ trơ ra đó. Và có bạn vì không để ý điều này và … đã ngồi sửa code đù đen luôn.
-> Và cách fix thì bạn sử dụng 1 trong 2 cách sau: sử dụng tên file có chứa version, ví dụ style-05.css hoặc xóa cache trong tab Caching.
Trong tab Caching có 2 chức năng sau
trong đó
– Purge Individual Files: và nhập danh sách đường dẫn từng file muốn xóa
– Purge Everything: để xóa toàn bộ cache luôn.
Chờ một lúc rồi quay trở lại trình duyệt và nhấn F5 một lần nữa, bạn sẽ thấy nội dung mới sẽ xuất hiện.
7. Tự động đổi record DNS khi dùng Cloudflare
Bài viết này là của bác Luân Trần ( Canh Me ), bài viết khá hay, tớ xin được giữ nguyên để tôn trọng bác Luân Trần và để khi nào cần thì vào tham khảo. Bạn nào muốn tham khảo chi tiết có thể xem tại đây
Mình sẽ cập nhật thêm trong bài CloudFlare – Dịch vụ DNS miễn phí nên dùng. Chúc các bạn thành công.
Cám ơn đã đọc bài viết của mình.
Hình như có cái này thì trình duyệt https nó miễn phí và chống DOS
Chào bạn !
Khi sử dụng dịch vụ này thì đúng là miễn phí https và chỉ giới hạn DDOS phần nào đó thôi bạn ah, chứ chống lại thì hầu như là khó có thể.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết.
admin cho em hỏi, nếu em dùng dịch vụ của cloudflare để redirect tên miền mà không cần thêm tên miền vào hosting được không?
Chào bạn !
Được nhé bạn, bạn hãy đọc kỹ phần 4 nhé, mình ghi rất kỹ, bạn cứ làm theo như vậy sẽ giải quyết được vấn đề của bạn. Có gì thì bạn cứ đặt câu hỏi hoặc email cho mình nhé.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết.
bai viết đầy đủ, tớ đã đăng ký cho site của tới. cám ơn ad
Cám ơn bạn đã đọc bài viết
bài viết khá hay
Chào bạn !
Cám ơn đã đọc bài viết